Học tiếng Đức có khó không? Kinh ghiệm thi đỗ 4 kỹ năng B1 ngay lần đầu tiên.

1. Học Tiếng Đức rất khó vì sao?

Đối với mỗi chúng ta khi bắt đầu học ngôn ngữ mới đều gặp những khó khăn khác nhau trong việc thích ứng, làm quen với ngôn ngữ từ ngữ pháp đến giao tiếp. Tuy nhiên, nếu xét về độ khó của tiếng Đức trên toàn thế giới thì tiếng Đức vẫn chưa là ngôn ngữ khó nhất trong top năm ngôn ngữ khó nhất thế giới: Ả Rập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hungary. Nhưng so với tiếng Anh, tiếng Đức cũng có nhiều phần khác biệt – một số điểm bạn nên biết khi tìm hiểu học tiếng Đức. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một tinh thần thép trước khi thật sự bước tay vào học tiếng Đức. Vì học tiếng Đức cần bạn phải thật kiên trì mới đi được đến mục tiêu cuối cùng vì đa sô các bạn không được tiếp xúc với ngôn ngữ mới này từ nhỏ như tiếng Anh

  • Cấu trúc câu phức tạp

Khi bạn học tiếng Đức lâu ngày, bạn sẽ dễ dàng nhận ra khung văn phạm của tiếng Đức là khá khó. Một khung như vậy có thể có nhiều lớp câu, nhiều tầng câu tạo thành một câu phức đôi hay thậm chí có thể dài cả trang giấy. Điều đó đồng nghĩa là dù bạn có thể đối thoại giao tiếp tiếng Đức dễ dàng nhưng không có nghĩa là bạn sẽ đọc hiểu được hết ý của những câu văn dài phức tạp. Có thể vốn từ vựng của bạn là sâu rộng và hiểu hết các từ riêng biệt trong một cấu trúc câu, nhưng không hẳn là bạn sẽ hiểu hết ý nghĩa mà câu văn muốn nói đến. Do đó, kiến thức văn phạm sẽ vô cùng quan trọng nếu bạn muốn nâng cấp khả năng thu nạp kiến thức và cải thiện hiệu quả học tiếng Đức nhanh chóng.

  • Động từ của tiếng Đức

Động từ cũng được xét là một dạng từ phức tạp và khó khi học tiếng Đức. Nhiều động từ chỉ được dùng riêng cho người hoặc thú vật, cây cỏ. Chẳng hạn như “essen = ăn” là động từ chỉ dùng cho người, còn đối với thực vật thì là động từ “fressen”.

  • Danh từ của tiếng Đức

Khi học tiếng Đức bạn sẽ khám phá ra nhiều hơn nữa những điều hay ho của một ngôn ngữ mới. Danh từ trong tiếng Đức có thể ghép lại từ nhiều loại từ khác nhau, một danh từ dài nhất mà người học tiếng Đức biết đến đã lên tới 63 chữ cái. Danh từ lập kỷ luật đó được dịch ra là: “luật về chuyển trách nhiệm giám sát việc dãn nhãn mác thịt bò”- một thuật ngữ dài và phức tạp về bệnh bò điên trước đó (Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz) khá đồ sộ. Danh từ tiếng Đức thì luôn viết hoa và phải học kèm giống der die das của danh từ, chứ ko như tiếng Việt chỉ viết hoa danh từ riêng. Và với dạng danh từ kia thì tiếng Việt cũng không có.

  • Tính từ trong tiếng Đức

Tính từ trong tiến Đức cũng giống như tiếng Anh bạn đã từng được học là đứng trước danh từ. Ngoài việc chỉ đứng trước danh từ, tính từ trong tiếng Đức cũng có một số trường hợp biến đổi theo từng cách của danh từ.

  • Thành phần câu trong tiếng Đức

Một điều đặc biệt thú vị và cũng không dễ dàng cho những người mới bắt đầu học tiếng Đức là tiếng Đức có thể hoán vị trí của chủ ngữ và các thành phần khác qua động từ được chia. Với tiếng Việt thì thường là cấu trúc “Chủ ngữ – Vị ngữ – Thành ngữ bổ sung” ko thể hoán đổi được, còn với tiếng Đức thì dễ dàng hoán đổi.

  • Cách đọc số trong tiếng Đức

Một sự khác biệt nữa của tiếng Đức với tiếng Việt mà gây khó khăn đến phần lớn người học tiếng Đức kể cả người đức đó là cách đọc số. Khi đọc một số có hai chữ số, chúng ta sẽ cần đọc số hàng đơn vị trước rồi mới đọc tới số hàng chục, nhưng viết thì vẫn viết số hàng chục rồi tới hàng đơn vị.

2. Nhưng học tiếng Đức không khó bằng tiếng Hàn Quốc/Nhật/Trung Quốc

Như đã phân tích ở trên, tiếng Đức dù khó nhưng vẫn chưa là khó nhất trong hệ thống học ngôn ngữ thế giới. Người Việt Nam hay học thêm thứ tiếng thứ 3 ngoài tiếng Anh là Hàn Quốc/Nhật/Trung Quốc, nhưng xét về tổng thể 3 ngôn ngữ phổ biến Châu Á này là khó hơn tiếng Đức rất nhiều.

Tiếng Đức dùng bảng chữ cái Alphabet

 

  • Nhìn chữ tiếng Đức là đọc được: Viết sao – Phát âm vậy

Cách phát âm tiếng Đức đơn giản hơn tiếng Anh và không có quá nhiều âm gió. Các âm thanh đều khá rõ ràng, khi nhìn vào là đọc được, viết sao phát âm vậy luôn.

Ví dụ: Từ “thức dậy” – aufwachen – aufhören

  • Nhiều từ giống nghĩa tiếng Anh

​​​​​​​BÍ KÍP ĐỖ 4 KỸ NĂNG NGAY LẦN ĐẦU TIÊN THI B1

Kỹ năng nghe nói

 

Khi giao tiếp càng nhiều chúng ta sẽ ngày càng lên trình độ kể cả ngôn ngữ nào dù tiếng Việt, tiếng Đức hay tiếng Anh. Trong tiếng Đức có nhiều âm mà tiếng Việt không có, phải phát âm từ cổ họng, uốn lưỡi cho đúng âm đó. Bạn có thể tự luyện nghe thêm ở nhà qua các đoạn phim ngắn của Nicos Weg khá hay và dễ hiểu.

Các nguyên âm trong tiếng Đức có có cách đọc giống trong tiếng Việt, trừ chữ e đọc là ê và chữ o đọc là ô. Bên cạnh đó, 3 biến âm có cách phát âm như sau:

/ä/: phát âm là a-ê

/ö/: phát âm là o-ê

/ü/: phát âm là u-ê

Trong tiếng Đức, các phụ âm cũng có cách phát âm khá giống tiếng Việt nên bạn cũng có thể tự học những âm này. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số cách đọc phụ âm sau trong bảng chữ cái tiếng Đức:

/g/: đọc là “gê” và kéo dài vần “ê”

/h/: đọc là ha

/t/: đọc là “thê” và kéo dài vần “ê”. Khi phát âm bạn cần cắn hàm răng và bật hơi âm /t/ ra ngoài.

/k/: phát âm chữ “k” sâu trong cổ họng và đọc có hơi hơn chữ “k” trong tiếng Việt

Học ngữ pháp

 

Nếu bạn đã có trình độ B1 ở Việt Nam thì nếu đi du học Đức cũng sẽ dễ dàng tiếp cận được kiến thức và học tốt được.

Một số bạn du học sinh tại Đức chia sẻ để ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả đầu tiên là có thể học thêm chứng chỉ A2 nếu chưa tự tin về tâm lý. Tuy nhiên với trình độ B1, B2 thì cũng tương đối xử lý thông tin được, hoàn thành tốt các phần nghe đọ nói của tiếng Đức nếu bạn tự tin trong kiến thức của mình. Đừng quá lo lắng hay e ngại nếu bạn sẵng sàng cố gắng và nỗ lực hết mình.

10 Yếu tố giúp bạn học tiếng Đức hiệu quả

Học thêm một ngôn ngữ mới như tiếng Đức sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên thật sự thú vị và nhiều màu sắc, nếu bạn thật sự muốn chinh phục nó. Mọi kỹ năng, sự học mới hay ngôn ngữ mới đều bắt đầu bằng sự rèn luyện không ngừng nghỉ, phương pháp học hiệu quả, đặt ra mục tiêu phù hợp và đi theo nó và học với sự đạm mê lớn, tinh thần không bỏ cuộc thì sớm hay muộn gì việc học tiếng Đức của bạn cũng sẽ có được kết quả cao.

Một số yếu tố bạn cũng nên cân nhắc để xác định sớm đồng thời có sự chuẩn bị tốt thì việc học tiếng Đức của bạn sẽ dễ dàng hơn.

1,Yếu tố tinh thần

​​​​​​​Yếu tố tinh thần là một điều đầu tiên bạn nên chuẩn bị. Có một tinh thần tốt, suy nghĩ tích cực và xuyên suốt, giữ vững được sự tập trung là điều bạn cần duy trì trong quá trình học tiếng Đức.Niềm đam mê học tiếng Đức cũng chính là động lực để bạn giữ vững được tinh thần trong quá trình học. Kiên trì theo đuổi đến khi có kết quả bạn sẽ đạt được thành công.

2,Xác định được mục tiêu

 

Tại sao bạn lại lựa chọn học tiếng Đức? Bạn học để làm gì? Học tiếng Đức có vai trò quan trọng như thế nào đối với bạn? Nếu không học thì sao, bạn sẽ mất cái gì? Nếu học bạn sẽ được cái gì?

Mục tiêu học tiếng Đức của bạn là gì? Đạt đến trình độ bao nhiêu? Rồi sau đó thì sao nữa? Bao lâu bạn cần phải đạt được mục tiêu đó?

Đó là những suy nghĩ, những câu hỏi thường xuyên xảy ra khi bạn học nào quyết tâm học tiếng Đức cũng đã từng nghĩ qua và nên nghĩ qua. Thật tuyệt nếu bạn ngồi lại nhìn nhận và trả lời một cách sâu sắc những câu hỏi trên, bạn sẽ thật sự hiểu được chính mình.

Ví dụ: Bạn muốn đạt được trình độ A2 tiếng Đức trong thời gian 6 tháng học. Thời gian học là 2 giờ mỗi ngày, liên tực 30 ngày một tháng và liên tục trong 6 tháng. Thì Bạn chia ra giai đoạn nào nên học kỹ năng nào trước, giao đoạn nào cần giải đề, giai đoạn nào cần tăng tốc để chốt kết quả,…. Lập ra mục tiêu càng cụ thể và làm theo nó thì bạn sẽ sớm đạt được.

3,Học theo 1 giáo trình

Hiện tại có khá nhiều giáo trình học tiếng Đức được giới thiệu ở mọi noi, tuy nhiên với mỗi bạn thì nên có sự lựa chọn phù hợp. Khi đã xác định giáo trình theo học, bạn cần theo xuyên suốt nó và đừng thay đổi. Kiến thức trong giáo trình phù hợp sẽ giúp bạn vươn xa hơn.

4,Nên học với giáo viên người bản xứ

Học với giáo viên người bản xứ cũng là một lựa chọn cho những bạn mong muốn ngôn ngữ của mình giống với người bản địa nhất. Tuy nhiên học với người bản ngữ bạn sẽ lên trình độ rất nhanh nếu bạn thoải mái chia sẽ và nhờ họ hỗ trợ. Cũng là điểm cộng nếu bạn giao tiếp nhiều với người nước ngoài, sau này có ra nước ngoài du lịch hay học tập làm việc bạn cũng sẽ tự tin và bản lĩnh hơn rất nhiều.

5,Phương pháp nghe và bắt chước

Về phát âm và giao tiếp, người Việt luôn gặp phải khó khăn nhất định bởi tâm lý sợ sệt nói không đúng, nói mà đối phương không hiểu nghĩa từ mình muốn nói. Phương pháp nghe và bắt chước cũng là một lựa chọn mà nhiều bạn học tiếng Đức chọn học và rất hiệu quả. Cách bắt chước hay nhại lại giúp bạn tăng kỹ năng và sự linh hoạt rất nhiều

6,Không ngại khi nói sai

Nói sai là chuyện bình thường với mỗi bạn học ngoại ngữ nào. Giai đoạn đầu hầu hết ai cũng thế và bạn cũng đừng vì điều đó mà ngại ngùng. Cũng giống như tiếng Anh hay thậm chí là tiếng Việt, lúc mới học nói sao tránh khỏi việc nói sai. Quan trọng là sau điều sai đó bạn sẽ nói đúng ở lần sau và có góc nhìn sâu sắc hơn về cách nói đúng là thế nào và tại sao cần nói đúng. Tìm cho mình những môi trường để trau dồi sự nói nhiều hơn, đọc, nghe, xem nhiều về tiếng Đức hơn thì kỹ năng nói của bạn cũng sẽ không thể không tăng.

7, Học theo nhóm

 

Đôi lúc học một mình sẽ khiến bạn nản và mất đi động lực, thì học theo nhóm cũng là một lựa chọn cho bạn. Một nhóm bạn cùng đặt ra mục tiêu, cùng học, cùng giúp nhau tiến bộ lên từng ngày. Đồng thời học theo nhóm sẽ tăng sự cạnh tranh và động lực ngầm cho mỗi bạn cố gắng hơn mỗi ngày. Nhóm bạn thành công và sau đó là một mối quan hệ gắn kết. Tại sao không nhỉ?

Vậy thì học tiếng Đức có khó không? Khó, sẽ rất khó nếu bạn chưa có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Sẽ dễ, rất dễ nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặt mục tiêu phù hợp và đi theo đúng mục tiêu đó. Với mỗi bạn sẽ có góc nhìn và thời gian hoàn thành mục tiêu khác nhau, do đó lắng nghe bản thân cũng là điều bạn nên làm sớm nhất.

CƠ HỘI HỢ TÁC VỚI NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HẤP DẪN

Hotline 0988.595.188
Liên hệ qua Zalo
Messenger

Giỏ hàng